hi88 gg phương

Chủ nhật, 28/11/2021 - 08:50

TNV - Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng nhiều sản phẩm đặc sản có chất lượng, tạodanh tiếng trên thị trường. Trong đó, một số sản phẩm được bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể gắn với tên địa danh của thànhphố đã tạo động lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh và giúp người dân,doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phát triển tự nhiên dưới những tán rừng ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), cây chèdây ra hoa, quả hằng năm, cây con sinh trưởng tự nhiên rất tốt. Đặc biệt, cây chèdây còn có khả năng tái sinh chồi sau khi bị cắt, chặt. Đặc điểm này giúp cho việckhai thác cành lá lâu dài trong nhiều năm. Chè dây có vị chát, sau có vị ngọt, thơm,dễ uống và có công dụng trị đau dạ dày rất tốt.

hi88 gg
Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Lê Đức Viên(bìa trái)trao chứng nhận sởhữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang.Ảnh: M.QUẾ

Bên cạnh đó, các hàm lượng flavonoid chứa trong lá và thân có tác dụng chữaviêm loét dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày. Chè dây Hòa Bắc có chất lượng tốt, cóhương vị đặc biệt nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh việc tạo rasản phẩm chất lượng tốt, xã Hòa Bắc còn đưa sản phẩm chè dây quảng bá trong vàngoài thành phố thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của địa phương.

Đây là 1 trong 5 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn huyện Hòa Vang đãđược cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ vào giữa năm 2021. Được biết, để bảo vệngười sản xuất và tiêu dùng, bảo đảm uy tín, thương hiệu sản phẩm, UBND thànhphố đã giao Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lập dự án xây dựng và bảo hộquyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của thành phố.

Sau nhiều khâu khảo sát, đánh giá, kiểm định khắt khe…, đến giữa năm 2021, CụcSở hữu Trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ cho Chè dâyHòa Bắc, Bưởi da xanh Hòa Ninh, Bánh khô mè Quang Châu, Bánh tráng TúyLoan và Kiệu hương Hòa Nhơn. Qua đó tăng thêm cơ hội quảng bá, nâng cao uytín, chất lượng cho sản phẩm.

Nhằm góp phần xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố ĐàNẵng, Sở KH&CN đang xây dựng chương trình phát triển tài sản trí tuệ thành phốđến hết năm 2030, qua đó nâng cao nhận thức, chất lượng nguồn lực về sở hữu trítuệ; khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động tạo và xác lập tài sản trí tuệ; nâng caohiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; thúc đẩy và tăng cường hiệuquả thực thi, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, khi chương trình được triển khai, Sở KH&CN cùng các đơn vị liên quan sẽliên kết ươm tạo tài sản trí tuệ từ ý tưởng nghiên cứu đến phát triển tài sản trí tuệ,hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ thực hiện nhiệm vụkhai thác, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và sản phẩmOCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗigiá trị; hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại cho tài sản trí tuệ của thànhphố; hỗ trợ khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được bảo hộ, sángchế của nước ngoài không được bảo hộ hoặc hết thời hạn bảo hộ tại Việt Nam…

Ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH&CN thành phố cho biết, trong thời gian tới,sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền để việc nhận thứcvề sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo được nâng cao. Bên cạnh đó, việc phát triển sảnphẩm sau bảo hộ đã và đang được quan tâm bởi những lợi ích thiết thực cũng nhưhiệu quả kinh tế mang lại. Trong đó, vấn đề đặt ra là sau khi được bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ, cần đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý, tiếp tục đầu tư công nghệ, mởrộng quy mô sản xuất để phát triển giá trị sản phẩm. Có như vậy, các sản phẩmđược cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể nói riêng và các sản phẩm đặc trưng củathành phố nói chung mới tăng sức cạnh tranh và phát triển thị trường.

MINH LÊ